63/323 Đường Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hotline 0967882206

Lồng tiếng - Diễn giọng đâu phải dễ

Lồng tiếng không còn là công việc xa lạ. Từ rất lâu, xem phim được lồng tiếng cũng trở nên quen thuộc với khán giả Việt. Cùng TVC24 tìm hiểu kỹ hơn về nghề lồng tiếng ở Việt nam hiện nay.

Nghề lồng tiếng ở Việt Nam mốc phát triển

Trong một thời gian khá dài, khán giả truyền hình chỉ quen với cách thức thuyết minh cho các chương trình truyền hình ngoại nhập. Sau năm 2000, khi phim truyền hình Việt Nam xuất hiện thường xuyên, thu hút khán giả nhiều hơn thì lồng tiếng cũng trở thành một phần không thể thiếu. Nhiều phim nước ngoài của Hàn Quốc, phim hoạt hình Nhật Bản cũng được lồng tiếng.

Ở Việt Nam, đa số đạo diễn lồng tiếng đều từng là diễn viên lồng tiếng. Cũng như một đạo diễn trên phim trường, đạo diễn lồng tiếng phải thật sự có khả năng kết nối các diễn viên, hiểu rõ thế mạnh, điểm yếu của tất cả các diễn viên lồng tiếng mà mình phụ trách, để từ đó giao vai phù hợp. Các sếp la-tô thường hỗ trợ diễn viên trong cách phân tích các tuyến nhân vật, từ đó yêu cầu diễn viên dùng giọng nói để... diễn xuất.

Lồng tiếng phim  - Tim đập theo cảm xúc

Những diễn viên lồng tiếng – là nghệ sĩ thực thụ - những nghệ sĩ âm thầm mắt không ngừng quan sát màn hình để bắt đúng khẩu hình diễn viên rồi lại lướt qua kịch bản để xem thoại. Não hoạt động liên tục để phán đoán, liên tưởng và đôi khi phải tìm từ đệm thêm vào cho thoại hợp lý. Miệng không ngừng hô “thu”, rồi (là khóc, cười, la hét, ho, hắt xì, thở dài...) và tim đập theo nhịp cảm xúc của nhân vật. 

Nhưng để khóc cười với nhân vật thì bản thân mình phải cảm được nhân vật đó, phải đặt mình vào tình huống trong phim và xem đó như tình huống thật xảy ra với mình ngoài đời. Và không dễ, như có nhiều câu chuyện sau cánh cửa phòng thu được các nghệ sĩ truyền nhau kiểu: câu thoại “cầm cái giẻ lau bàn” lại nói thành “cầm cái dủi lau bè” hoặc đôi khi nhanh miệng “Thưa chủ soái, doanh troại ở ngoài thành bốc choáy”...

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là làm diễn viên lồng tiếng thì bớt cực hơn so với những diễn viên trên phim trường. Câu nói cửa miệng của nhiều diễn viên lồng tiếng vẫn là: “Diễn giọng đâu phải dễ!”. Một mình đối diện với chiếc micro và màn hình tivi, diễn viên luôn căng người ra vì vừa phải lo nhép miệng cho khớp, vừa phải khóc cười sao cho đạt đến độ chín trong cảm xúc nhân vật.Lúc thì mắt ngân ngấn nước, giọng đặc lại, mũi nghèn nghẹt để... khóc cho ra hồn, lúc lại tươi vui, nhí nhảnh như cô gái mười bảy, mười tám. 

Nghề lồng tiếng có tuổi thọ khá dài vì tuổi nào cũng có vai. Quan trọng nhất là giọng nói phải phù hợp với gương mặt nhân vật. Theo kinh nghiệm của nhiều diễn viên lồng tiếng: người có gương mặt tròn thì đòi hỏi diễn viên giọng trầm, gương mặt dài thì giọng mỏng, mập mạp thì giọng nhiều hơi, còn ốm yếu thì giọng nhẹ nhàng, lả lướt.

Diễn viên lồng tiếng Võ Thanh Sang có đôi chút suy tư: “Phải chi có một giải thưởng nào đó dành riêng cho các nghệ sĩ lồng tiếng nói chung và diễn viên lồng tiếng phim bộ nói chung, vinh danh các tiền bối thì người trong nghề thì chúng tôi sẽ ấm lòng hơn. Nhưng dù sao, khi đến với nghề, dù biết phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng anh em không vì thế mà giảm đi đam mê. Nhiều người phải lăn lộn nhiều công việc ngoài đời, nhưng khi vào đến phòng thu, được khóc, cười, sống cùng nhân vật lại như được sống thêm nhiều cuộc đời khác. Ấy cũng là một hạnh phúc của nghề”

Quý khách có nhu cầu lồng tiếng vui lòng liên hệ hotline: 0967882206 để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất

 

sửa máy tính hải dương