Chiếc Sony A7s rõ ràng là chiếc máy ảnh hấp dẫn nhất năm 2014, và đã được rất nhiều nhiếp ảnh gia sử dụng rộng rãi, chính vì vậy người sử dụng đã có nhiều dịp trải nghiệm chất lượng hình ảnh tuyệt hảo nhất từ chiếc máy này. Bên cạnh đó với sự ra mắt của đầu ghi Atomos Shogun, các nhiếp ảnh gia và nhà làm phim sử dụng A7s đã có thể tận dụng được tối đa khả năng quay phim phân giải 4K của Sony A7s.
Khi quay HD ngay trên máy, có rất nhiều người sử dụng cùng đồng tình rằng A7s là chiếc máy có khả năng đạt độ đo sáng chuẩn (ETTR) (có nghĩa là A7s có khả năng bù trừ các khoảng sáng tốt mà không phải loại bỏ hoàn toàn khu vực highlights). Dưới đây là một đoạn video bởi Dave Dugdale thử nghiệm về ETTR:
Một điều quan trọng nữa cần phải kể đến, đó là tất cả các đoạn video này đều được quay ở chế độ S-Log2, với thuật toán tương phản và mức ISO cơ bản của A7s được đặt ở 3200. Nhược điểm khi quay với S-Log2, đó là hiện tượng nhiễu ảnh có xu hướng gia tăng, nhất là ở những khu vực thiếu sáng. Để đối phó với hiện tượng này, cộng đồng những người sử dụng A7s đã được ra quy luật đặt mức đo sáng cộng thêm 2 stop.
Tất nhiên là sau khi thực hiện quay các đoạn video ETTR +2 S-Log2, quá trình tiếp theo sẽ là quá trình đổ màu để cảnh quay có thể sử dụng được. Chế độ quay S-log2 và các chế độ quay log cho hình ảnh phẳng khác cho ra hình ảnh mượt, dễ dàng đổ màu ở khâu hậu kỳ hơn. Đối với những ai đang nghĩ đến việc đổ màu các đoạn video S-Log2 từ Sony A7s, thì dưới đây là một đoạn video thử nghiệm chế độ quay và điểm qua quá trình làm việc với các cảnh quay này từ Espionage Films:
Link: https://vimeo.com/103097236
Đoạn video trên cho thấy tính hiệu quả của việc tăng thêm mức phơi sáng chuẩn lên thêm 2 stop, thực hiện một vài quá trình đổ màu nhanh trên các chương trình như Da Vinci Resolve. Tuy nhiên đối với những nhà làm phim thích thực hiện quá trình đổ màu phân loại, thì nhà làm phim Matthew Pierce đã cho ra một bài hướng dẫn nhỏ chỉ dẫn chi tiết quá trình và các bước thực hiện dưới đây:
(Nguồn RedShark News dịch allimage.vn)